Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership  CPTPP), tên khác: TPP11[2][3][4] là một Hiệp định về nguyên tắc thương mại giữa Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, México, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.CPTPP bao gồm hầu hết các điều khoản của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng bỏ qua 22 điều khoản được Mỹ ủng hộ trong khi bị các quốc gia khác chống lại; và hạ thấp ngưỡng bắt buộc để không cần có sự tham gia của Mỹ.[5] TPP đã được ký vào ngày 4 tháng 2 năm 2016, nhưng không bao giờ có hiệu lực sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định.[6]Tất cả các bên ký tên ban đầu của TPP, ngoại trừ Mỹ, đồng ý vào tháng 5 năm 2017 để khôi phục lại hiệp định[7][8] và đã đạt được thỏa thuận vào tháng 1 năm 2018 để ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Lễ ký kết chính thức được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 năm 2018 tại Santiago, Chile.[9][10]Việc thỏa thuận tham gia xác định rằng nó có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi được phê chuẩn bởi ít nhất 50% số quốc gia ký (6 trong 11 nước tham gia). Quốc gia thứ 6 phê chuẩn thỏa thuận này là Úc ngày 31 tháng 10, với thỏa thuận có hiệu lực vào ngày 30 tháng 12 năm 2018.[11]Vào thời điểm ký kết, nền kinh tế kết hợp của 11 quốc gia chiếm 13,4% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu (tương đương 13,5 nghìn tỷ USD), đưa CPTPP trở thành khu vực thương mại tự do lớn thứ ba trên thế giới tính theo GDP sau Thương mại tự do Bắc MỹThị trường chung Châu Âu.[12]

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Ngày kí 8 tháng 3 năm 2018
Điều kiện 60 ngày sau khi phê chuẩn bởi 50% quốc gia ký kết, hoặc sau khi sáu quốc gia ký kết đã phê chuẩn
Người gửi lưu giữ Chính phủ New Zealand[1]
Bên kí
Nơi kí Santiago, Chile
Ngôn ngữ Tiếng Anh (chiếm ưu thế trong trường hợp xung đột hoặc chệch ý), tiếng Tây Ban Nhatiếng Pháp[1]
Loại hiệp ước Hiệp định thương mại
Ngày đưa vào hiệu lực 30 tháng 12 năm 2018
Người phê duyệt
Ngày đóng dấu 23 tháng 1 năm 2018

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương http://www.international.gc.ca/trade-commerce/trad... http://money.cnn.com/2017/01/23/news/economy/tpp-t... http://www.nydailynews.com/newswires/news/business... http://www.straitstimes.com/asia/se-asia/saving-th... http://www.elfinanciero.com.mx/economia/paises-del... //www.worldcat.org/issn/0261-3077 http://focustaiwan.tw/news/aeco/201803090013.aspx http://vovworld.vn/en-US/news/na-ratifies-cptpp-tr... http://vovworld.vn/en-US/news/transpacific-trade-a... https://www.theaustralian.com.au/national-affairs/...